Lưu ý những rủi ro khi kinh doanh nội thất gia đình
- Người viết: Nguyễn Quốc Minh Tâm lúc
- Mẹo Hay
- - 0 Bình luận
Kinh doanh nội thất gia đình lời thì nhiều nhưng cũng mang đến rất nhiều rủi ro khó tránh khỏi. Một trong những yếu tố khiến người kinh doanh “rụt rè" nhất khi có ý định bước chân vào ngành này chính là rủi ro lỗ vốn phải ngừng hoạt động. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những yếu tố này và các cách khắc phục trong bài viết dưới đây.
Những rủi ro khi kinh doanh nội thất gia đình
1. Vấn đề về vốn
Vấn đề gây đau đầu nhất cho bất cứ người kinh doanh nội thất gia đình nào chính là tiền vốn. Theo kinh nghiệm kinh doanh nội thất gia đình của nhiều “ông lớn" trong lĩnh vực này, số vốn ban đầu phải bỏ ra luôn phải nằm ở mức "khủng", có thể bắt đầu từ 300 triệu cho tới hàng tỉ đồng. Số vốn sẽ tỉ lệ thuận với chất lượng, mức độ đa dạng về mặt hàng mà cửa hàng của bạn sở hữu.
Để mở một cửa hàng nội thất, phần lớn người kinh doanh đều phải huy động vốn. Chủ yếu vốn sẽ được huy động từ các nguồn: gia đình, người thân, bạn bè, những bên liên doanh liên kết, vay vốn ngân hàng hoặc sử dụng nguồn vốn của đối tác. Nếu như không thể có được số vốn lớn ngay từ ban đầu, bạn cũng có thể lựa chọn phương án kinh doanh hạn chế hơn, tập trung vào một hay một vài sản phẩm nhất định. Ngoài ra, kinh doanh nội thất online cũng là một phương án giúp giảm thiếu số vốn ban đầu.
Để tránh gặp phải những rủi ro về vốn, bạn nên sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng trong quá trình kinh doanh. Bằng những thống kê, tính toán và báo cáo kết quả mà phần mềm đưa ra, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát nhất, từ đó đưa ra những phương án kịp thời và phù hợp để không gặp phải các tình trạng lỗ vốn, không lợi nhuận khi kinh doanh.
2. Mặt bằng
Một điều hiển nhiên đó là để mở một cửa hàng nội thất gia đình thì bạn phải sở hữu một mặt bằng rộng, như vậy mới có đủ không gian để trưng bày sản phẩm, đặc biệt với những cửa hàng có số lượng mặt hàng lớn.
Theo kinh nghiệm kinh doanh nội thất gia đình, việc lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng sẽ là khôn ngoan khi đáp ứng được các yếu tố sau:
- Mặt bằng nằm ở các khu vực có mật độ dân cư lớn
- Mức sống khu dân cư cao
- Mặt bằng rẻ chưa đủ, phải phù hợp cho mục đích kinh doanh
- Mặt bằng có nhiều người qua lại, tối ưu hoá được lợi nhuận.
3. Sai lầm dễ mắc phải
Kinh doanh nội thất gia đình, bạn sẽ phải đối mặt với không ít những rủi ro. Một rủi ro điển hình mà rất nhiều người kinh doanh gặp phải đó chính là lỗ vốn dẫn đến phải ngừng hoạt động. Có rất nhiều lý do lý giải cho điều này:
- Người kinh doanh chưa trang bị đủ những kiến thức về nội thất, nhập những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng nhái,... gây mất lòng tin từ phía khách hàng.
- Các chính sách giảm giá, bảo hành hay vận chuyển của cửa hàng chưa đáp ứng được mong muốn của khách.
- Do tính thẩm mỹ của các sản phẩm chưa cao, mẫu mã cũ kỹ, lỗi mốt, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên đừng quá ngần ngại vì những rủi ro trên. Nếu bạn có niềm đam mê đặc biệt với kinh doanh nội thất gia đình, hãy học hỏi từ những rủi ro để từ đó có thể rút ra một số kinh nghiệm kinh doanh cho mình.
Cách khắc phục và hạn chế những rủi ro
1. Trang bị đầy đủ kiến thức về nội thất, am hiểu về thiết kế
Đây không chỉ là kinh nghiệm dành riêng cho ngành nội thất, mà là yếu tố cần thiết khi kinh doanh bất kỳ ngành hàng nào. Bởi ai cũng hiểu, phải am hiểu thật sâu về sản phẩm của mình, thì bạn mới biết cách làm thế nào để thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm đó. Hơn nữa, nắm bắt được các kiến thức về nội thất, bạn sẽ có con mắt đủ tinh tường để nhận biết được đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái. Từ đó, bạn có lựa chọn được những sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng để nhập về bán, bạn cũng sẽ tự tin tư vấn cho khách hàng không chỉ về mẫu mã và còn cả cách sử dụng, cách bảo quản,...
2. Biết cách tạo lợi thế cạnh tranh
Tham khảo thị trường, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chính sách, ưu đãi hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của khách hàng. Những kiến thức về thiết kế nội thất cũng sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh khi bạn có thể tư vấn cho khách hàng cả về những cách phối hợp, sắp xếp sao cho hài hoà, đẹp mắt lại tiện lợi nhất có thể, phù hợp với không gian. Đây sẽ là con “át chủ bài" giúp bạn dễ dàng thuyết phục được khách hàng.
3. Cập nhật và nắm bắt xu hướng
Liên tục cập nhật thị hiếu của khách hàng, nắm bắt xu hướng mới, nâng cảm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Bên cạnh đó, hãy taọ ra lợi thế cạnh tranh bằng khả năng đi đầu trong thiết kế, mẫu mã. Nếu bạn sở hữu những sản phẩm không chỉ chất lượng mà còn hợp thời thì chắc chắn không một khách hàng nào có thể từ chối.
---------------------------------------------------------
Hotline: 0963.492.080
Email: kien.dmt@gmtech.vn
Website: https://maytinhgoodm.com/collections/kiosk
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCv92EPKRVS3nLwsN6eWEO2w
Fanpage: https://www.facebook.com/gmtechvn
Xem thêm:
Viết bình luận