Mở cửa hàng mới có rất nhiều vấn đề phát sinh rất khó lường trước. Từ việc thiếu hụt tài chính đến quản lý con người cũng như làm sao quản lý từ xa được. Nếu không thành công ngoài việc mất mát về tài chính và tiền bạc còn ảnh hưởng đến hoạt động của cửa hàng hiện tại.
Vậy bạn cần gì để chuẩn bị cho sự ra đời của một cửa hàng mới? Liệu đã đúng thời điểm chưa? Bạn có bỏ xót điều gì không?
1. Tìm nguồn đầu tư cho mở cửa hàng mới
Điều đầu tiên, để mở thêm cửa hàng là nguồn vốn. Để không bỏ xót điều gì, bạn tạo danh sách các chi phí dùng cho cửa hàng mới như: tiền thuê nhà, điện nước, nhân sự, thuế và những chi phí khác. Các khoản chi phí này giống như khi bạn chuẩn bị cho cửa hàng đầu tiên của mình, vậy nên nó sẽ tương đối dễ dàng với bạn.
Khi đã có được nhu cầu vốn bạn mới có thể tìm nguồn vốn. Một số cách như sau:
– Sử dụng nguồn lợi nhuận từ cửa hàng hiện tại. Lợi nhuận từ cửa hàng hiện tại cần cân đối để vừa tận dụng cho cửa hàng mới vừa đủ để thực hiện tái đầu tư. Điều này có thể sẽ khiến bạn phải cần thêm một khoản vốn bổ sung.
– Sử dụng tài sản cá nhân. Một cách khác để tránh việc vay vốn bên ngoài là dùng tiền tiết kiệm hoặc tài sản cá nhân. Nếu bạn có tiền tiết kiệm gửi ngân hàng hay có nguồn lợi từ khoản đầu tư cá nhân, hãy xem xét việc trích một khoản tiền vào việc kinh doanh.
– Nhận một khoản vay. Nếu các sự lựa chọn ở trên không khả thi (hoặc không đủ) để mở rộng cửa hàng, hãy xem xét đến việc dùng một khoản vay. Tùy vào số tiền bạn cần, bạn có thể vay tiền từ gia đình, bạn bè hay ngân hàng.
– Tìm nhà đầu tư. Xem xét đến việc trình bày kế hoạch kinh doanh và xin nguồn đầu tư từ các Quỹ.
2. Quản lý nhiều cửa hàng
Khi mở cửa hàng mới, bạn phải chia thời gian của bạn để quản lý thêm cửa hàng có nghĩa là bạn cần có đủ tin tưởng cho những hoạt động đang tồn tại tại cửa hàng hiện tại. Bạn cần có chương trình đào tạo chuyên nghiệp và chế độ đãi ngộ phù hợp để giữ nhân viên làm việc hiệu quả. Xây dựng hệ thống quản lý nhân viên bằng KPI là phương pháp quản lý rất tốt được nhiều nhà quản lý thực thi.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng phần mềm bán hàng như một công cụ quản lý nhân sự. Nó có thể thay bạn chấm công, xem xét ai là người bán hàng tốt. Thông qua đó bạn sẽ có những chính sách nhân sự phù hợp. Những kế hoạch khen thưởng giúp nhân viên hăng say hơn với công việc.
Xem bộ giải pháp cho quản lý cửa hàng TẠI ĐÂY
3. Quản lý kho và báo cáo đồng bộ
Khi có nhiều cửa hàng sẽ có nhiều hoạt động diễn ra mà bạn không có mặt để kiểm soát. Bạn cần đồng bộ mọi thông tin để có thể quản lý. Sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, laptop để quản lý từ xa. Đó là lý do vì sao phần mềm quản lý bán hàng với công nghệ điện toán đám mây được các nhà bán lẻ đa cửa hàng tin dùng.
Phần mềm dựa vào công nghệ đám mây cho phép bạn truy cập dữ liệu của nhiều cửa hàng từ một hệ thống. Cho phép bạn dễ dàng nhận được các thông tin bạn cần. Vì vậy, khi bạn muốn xem hiệu suất hoạt động của toàn bộ cửa hàng hoặc xem thông tin chi tiết của từng của hàng, bạn sẽ dễ dàng truy xuất thông tin từ “đám mây”.
4. Duy trì tính nhất quán của cửa hàng
Bạn cần duy trì tính nhất quán thương hiệu trên tất cả các cửa hàng, từ đó xây dựng thương hiệu cho cửa hàng. Đồng thời phải có yếu tố đặc trưng để kết nối với khách hàng khu vực.
– Duy trì tính nhất quán thương hiệu. Hãy bắt đầu với tính nhất quán thương hiệu. Bạn cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều có hiểu biết sâu sắc về công ty. Giá trị cốt lõi của bạn là gì? Mục đích của bạn là gì? Bạn phục vụ ai?
– Kết hợp yếu tố địa phương. Khi bạn đã hướng dẫn và phổ biến chính sách thương hiệu của mình, bạn cần suy nghĩ về cách bạn có thể tinh chỉnh cho mỗi cửa hàng để phù hợp với địa phương. Hãy tiến hành một vài nghiên cứu và thu thập dữ liệu nhu cầu cũng như sở thích của người dân địa phương.
Việc mở cửa hàng mới luôn cần sự cân nhắc cẩn thận vì khối lượng công việc mà người chủ cần quản lý tăng gần như gấp đôi trong khi thời gian vẫn hữu hạn. Để quản lý tốt cần phải có phương pháp quản lý phù hợp.
Xem thêm: