Để Trở Thành Nhân Viên Phục Vụ Chuyên Nghiệp

Để Trở Thành Nhân Viên Phục Vụ Chuyên Nghiệp

Nhân viên chạy bàn là bộ mặt của quán khi tiếp xúc với khách hàng. Bạn sẽ được coi là giỏi khi bạn vừa giải quyết khối lượng công việc lớn trong thời gian chớp mắt, làm khách hàng hài lòng mà vẫn giữ được phong cách đặc trưng của quán. Nhưng làm cách nào??? Sau đây là một số lời khuyên thực tế:

1. Thái độ lịch sự, bình tĩnh

Mặt mày tươi tỉnh nhưng cũng đừng vồn vã quá, thể hiện chào đón nhưng không lôi. Đừng lạnh như kem nhé, khách đến một lần rồi không quay lại đâu!

Hơi nghiêng người khi lắng nghe khách nói, vừa thể hiện sự tôn trọng mà lại còn khiến bạn dễ nghe hơn, không bị bỏ sót, nhiều khách nói giọng địa phương bạn không quen thể nào cũng bị nhầm!

Xưng hô: Em – Anh chị, Cháu – Cô chú (nếu khách là người cao tuổi thực sự, chứ tầm 50 tuổi họ vẫn thích gọi là anh chị đấy. Nếu họ có chỉnh lại là cô chú thì có thể chữa cháy bằng: Ôi, cô/chú trẻ quá, chỉ tầm bà chị cháu ở nhà!!!…)

Giữ bình tĩnh trong các tình huống bị khách phàn nàn, mắng mỏ hay quỵt tiền nhé. Cố gắng giải quyết trên tinh thần hợp tình hợp lý. Bạn có thể gọi quản lí hoặc bảo vệ đến hỗ trợ nếu không tự xử lý êm thấm được. Nên nhớ quán có thể thua thiệt một chút tiền nhưng nếu không khéo thì khách có thể ấm ức mà tung hê lên mạng xã hội hay diễn đàn, lúc đấy thiệt hại nhiều hơn mà còn không tính được bằng tiền đấy!

2. Trang phục gọn gàng, lịch sự

tro-thanh-nhan-vien-chuyen-nghiep

Không ai thích một nhân viên tóc tai rối bù, quần áo lôi thôi với đủ vết cà phê, nước ép trên đó!

Quần áo gọn gàng để di chuyển cho dễ. Hạn chế các loại nơ hay dây buộc loằng ngoằng để không bị mắc vào các cạnh bàn cũng như nếu bị tuột sẽ hạ cánh xuống cốc Cappuchino thơm ngon trên bàn.

Nên đi giầy bằng đế mềm hoặc xăng đan vì bạn sẽ phải đứng lâu và di chuyển nhanh với cả đống đồ trên khay (trừ khi quán có quy định khác).

Các bạn nữ nên buộc tóc gọn gàng, nam thì xịt tí keo cho tóc; tránh trường hợp chạy nhiều tóc bù xù bết mồ hôi nhìn rất chán hay có sợi rơi xuống món bánh kem trắng muốt của khách (tất nhiên là bạn có thể đổ cho cậu đầu bếp nhưng nếu khách phàn nàn, cả lũ sẽ bị sếp cắt thưởng đấy!)

Để ý khách hàng có đang soi mình không nhé, có thể bạn bị hở khóa quần hay tuột cúc áo mà bạn không chú ý đấy!

3. Động tác lanh lẹ, dứt khoát

Nhanh nhưng phải khéo nhé, không phải nháo nhào đặt đồ uống xuống bàn mà bị rớt ra một nửa hay “Em mỏng manh nên em hay làm vỡ cốc!” không là đến ngày lĩnh lương không đủ tiền đền cho quán đâu!

Nhớ các quy tắc khi dùng khay:

+ Đặt khay vào chỗ phẳng, không được để cheo leo nơi mép bàn!

+ Các đồ nặng cho vào giữa, nhẹ ra xung quanh; cao vào giữa, thấp ra ngoài

+ Các thứ nhẹ và rỗng như vỏ chai Lavie nếu có thể thì cho nằm xuống, để đứng dễ bị rơi ra ngoài

+ Xếp các thứ có cùng dạng với nhau như thìa, dĩa, đĩa…

+ Nếu có bình trà nóng thì nhớ quay vòi vào trong, nếu thấy đầy quá thì đổ bớt đi thà phải đi lại thêm còn hơn bị bỏng.

4. Nhớ thực đơn

Có thể bạn sẽ phải mang cả thực đơn về nhà để đọc thuộc lòng như bọn trẻ con lớp 1 học thơ ấy. Cách dễ là gom các món vào cùng một tính chất như giá cả hay thành phần hoặc bạn quy ước theo màu sắc hay tên viết tắt của riêng mình.

Bây giờ có phần mềm gọi món (tham khảo Maytinhgoodm.com nhé!) nên bạn sẽ ít bị nhầm món nhưng lúc bê ra, bạn có thể gọi tên món để khách nào nhận hàng của người đó, đỡ phải nhớ ai gọi món gì.

5. Chăm sóc khách hàng tận tình

Nhớ mặt khách và thói quen của khách: khách sẽ cảm thấy được tôn trọng và quý mến hơn nếu bạn chỉ cần thốt lên là “Lâu rồi không thấy anh đến, anh mới đi công tác à?” thì lần sau khách sẽ đến thường xuyên hơn.

Đừng để khách chờ

      + Khách đến quán phải được đón tiếp vào bàn luôn, đừng để khách chơ vơ ở giữa quán, không biết ngồi đâu

      + Khách ngồi vào bàn thì sẽ được đưa menu chọn món rồi bạn có thể chạy đi làm việc khác

      + Nếu bếp lên đồ lâu thì thi thoảng bạn có thể tạt té qua bàn với khăn lanh, cốc nước hay một lời hỏi thăm, xin lỗi hay hứa hẹn món lên luôn; đừng để khách có cảm giác bị bỏ rơi.

6. Tiền – cẩn thận không bao giờ thừa

Nhận tiền của khách phải đếm cẩn thận, nhất là các quán mà nhân viên nhận tiền trực tiếp, cuối ca mới bàn giao. Nhưng đếm cũng khéo léo và phải để khách chứng kiến, không thiếu mà họ bảo đủ là cũng mệt đấy!

Học cách phân biệt tiền giả, tiền thật đi. Nhiều khi các bạn phải bỏ tiền túi ra đền thì mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề này.

Tiền rách hay cũ quá khó tiêu thụ thì nhờ khách đổi tờ khác (nhờ lịch sự nhé, có thể kèm theo lí do như kế toán không nhận là em phải bỏ tiền túi ra đổi là khách sẽ thông cảm ngay)

Nếu khách boa tiền thì không phải đếm, ít nhiều thì cũng phải cảm ơn đầy đủ nhé không khách đánh giá chất lượng bạn phục vụ phụ thuộc tiền boa!

7. Làm chủ công nghệ

goi-mon-bang-tablet

Bạn phải biết sử dụng các thiết bị điện tử tối thiểu được trang bị trong quán: quạt, điều hòa, đèn, wifi, máy phun sương….

Công nghệ sinh ra để bạn đỡ khổ, nếu bạn biết sử dụng phần mềm bán hàng trong quán café, bạn sẽ:

       + Gọi đồ nhanh: bạn có thể gọi món và bán hàng dễ dàng nhanh chóng trên máy tính bảng. Khi khách hàng chọn xong món, phiếu đặt món sẽ được in ngay ở quầy pha chế. Chỉ sau vài phút là khách đã có ly đồ uống ưng ý.

       + Không bị nhầm lẫn: Thông tin bàn cần phục vụ, món cần phục vụ rõ ràng, bạn sẽ phục vụ được nhiều khách hàng hơn mà vẫn nhịp nhàng trơn tru.

       + Tính tiền nhanh: Khi khách tính tiền, phần mềm quản lý bán hàng maytinhgoodm.com sẽ tự động tính theo đơn giá được thiết lập từ trước. Chỉ chưa đến 3 giây, hóa đơn với đầy đủ thông tin về tên đồ uống, tổng tiền phải thanh toán sẽ được in ra. Bạn không cần tính nhẩm số tiền thừa phải trả lại cho khách vì phần mềm đã tính sẵn cho bạn, tiết kiệm thời gian và xóa bỏ sai sót.


Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →