Sau nhiều năm ở Apple, tôi nhận ra rằng làm việc với một "huyền thoại" như Steve Jobs chẳng dễ dàng gì. Và tất nhiên, nó cũng chẳng thoải mái gì. Ông ấy luôn đòi hỏi sự vượt trội và yêu cầu bạn lúc nào cũng dẫn đầu trong lĩnh vực của bạn. Ngược lại, bạn sẽ phải ra đi nếu không đáp ứng được yêu cầu.

Guy Kawasaki là một cựu kỹ sư công nghệ tại Apple. Trong một bài viết trên Quora với nội dung “What is your most memorable experience working with Steve Jobs? (Kỷ niệm đáng nhớ nhất của bạn khi làm việc với Steve Jobs là gì), anh đã chia sẻ câu chuyện thú vị của mình với Steve Jobs.

Một ngày, Steve Jobs xuất hiện ở phòng làm việc của tôi với một người đàn ông mà tôi chưa gặp bao giờ. Ông ấy không thèm giới thiệu người đàn ông đó với tôi mà ngay lập tức hỏi: “Cậu có biết gì về một công ty có tên Knoware không?”.

Tôi nói với ông ấy rằng sản phẩm của công ty đó rất tầm thường, nhàm chán và đơn điệu. Chúng không có gì đáng để so sánh với những sản phẩm chiến lược như Macintosh. Công ty đó không phải là mối lo ngại với Apple.

Sau khi nghe một tràng lời phê phán của tôi về Knoware, Steve Jobs nói: “Tôi xin giới thiệu với cậu đây là Archie McGill – CEO Knoware”.

Cảm ơn, Steve!

Tôi muốn quay trở lại một kết quả của buổi nói chuyện hôm đó. Việc thẳng thắn nêu ra nhược điểm của đối thủ đã giúp tôi vượt qua bài kiểm tra IQ của Steve Jobs. Nếu như tôi chỉ nói những điều tốt đẹp về một phần mềm không mấy nổi bật, ông ấy sẽ đánh giá tôi là một người không có chính kiến và sự nghiệp của tôi có thể bị hạn chế hoặc thậm chí kết thúc tại đó.

Sau nhiều năm ở Apple, tôi nhận ra rằng làm việc với một "huyền thoại" như Steve Jobs chẳng dễ dàng gì. Và tất nhiên, nó cũng chẳng thoải mái gì. Ông ấy luôn đòi hỏi sự vượt trội và yêu cầu bạn lúc nào cũng dẫn đầu trong lĩnh vực của bạn. Ngược lại, bạn sẽ phải ra đi nếu không đáp ứng được yêu cầu.


Tôi chưa từng thử nghiệm điều này ở bất cứ công việc nào trước đây. Đó là trải nghiệm thú vị nhất mà tôi có khi làm việc với Steve Jobs.

Trải nghiệm này đã dạy tôi bài học rằng khi bạn đề cập đến sự thật, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về hậu quả của nó bởi 3 lý do sau.

Thứ nhất, nói sự thật là một bài test kiểm tra tính cách và trí thông minh của bạn. Bạn cần có sức mạnh để nói ra sự thật và trí thông minh để biết sự thật đó là gì.

Thứ hai, con người ai cũng muốn nghe nói thật. Nếu bạn nói cho họ rằng sản phẩm này tốt chỉ để an ủi họ thì họ sẽ không bao giờ biết nó cần cải thiện những gì.

Thứ ba, mọi thứ đều chỉ có một sự thật duy nhất, vì vậy việc trung thực luôn dễ dàng hơn là dối trá. Nếu bạn không trung thực, bạn sẽ luôn phải kiểm soát những gì mình nói.

Nguồn: Genk


Xem thêm: